Tổng hợp cách tăng tốc website WordPress đơn giản và dễ hiểu, tất cả phương pháp tăng tốc mà mình hướng dẫn đều rất đơn giản, không yêu cầu can thiệp code, đây là những hướng dẫn rất thực tế giúp cái thiện tốc độ website WordPress từ 50% – 80%. Hướng dẫn này áp dụng cho mọi website blog, bán hàng hoặc e-learning.
Tại sao bạn cần tăng tốc website WordPress
Bạn cần tăng tốc website WordPress đơn giản vì muốn website load nhanh hơn, website load nhanh trải nghiệm người dùng sẽ tốt hơn, nhiều chuyển đổi hơn, đáp ứng các yêu cầu về Core Web Vitals. Công việc tăng tốc WordPress không có gì khó khăn vì đã có nhiều plugins và công cụ hỗ trợ, bạn chỉ cần sử dụng một cách hợp lý là được.
Có 2 yếu tố chính ảnh hưởng đến tốc độ website mà bạn cần phải khắc phục trước, đầu tiên là tất cả source code trên website, gồm tất cả themes và plugins, hãy chọn những themes nhanh và những plugins thật sự cần, phần này khá chung chung bởi vì mỗi website lại có những tính năng khác nhau nên mình không hướng dẫn cụ thể được.
Yếu tố quan trọng tiếp theo ảnh hưởng đó là hosting hoặc vps, mọi công việc tối ưu hóa đều sẽ trở nên vô nghĩa nếu hosting hoặc vps của bạn quá cùi, nếu dùng hosting mình khuyên bạn nên chuyển qua AZDIGI, Vietnix, Tinohost, nếu dùng vps thì Linode, Vultr, DigitalOcean luôn là lựa chọn hàng đầu.
Cài đặt plugin cache WP Rocket
Mình ấn tượng nhất với 3 plugin cache WP Rocket, LiteSpeed Cache và Swift Performance bởi vì khả năng tối ưu all in one, tốc độ cải thiện đến 80% sau khi sử dụng, cấu hình đơn giản. Hosting có hỗ trợ LiteSpeed Web Server thì bạn nên cân nhắc dùng LiteSpeed Cache bởi vì khả năng tạo cache trên cấp máy chủ độc quyền.
Qua khoảng thời gian hơn 5 năm dùng WordPress mình khuyên bạn nên dùng WP Rocket bởi vì nó cấu hình rất dễ, ai cũng cấu hình được, cam kết cấu hình đơn giản nhất trong tất cả plugins cache, giá cực rẻ chỉ 49$, mua chung có khi còn rẻ hơn. Tương thích với gần như tất cả plugins và themes phổ biến, xem docs để tìm hiểu thêm.
Tối ưu hóa hình ảnh bằng ShortPixel
Thông thường hình ảnh sẽ chiếm 20% – 40% dung lượng của một trang web, một số trang web không được tối ưu còn có tỷ lệ cao hơn, để tối ưu hình ảnh bạn cần sử dụng plugin ShortPixel, đây là plugin có thời gian nén ảnh rất nhanh, hỗ trợ tạo WebP và AVIF, resize, chuyển định dạng từ JPEG sang PNG.
Trên những website WordPress thông thường khi tối ưu hình ảnh mình khuyên bạn nên nén ở mức lossy, những hình ảnh chụp thông thường hãy để định dạng JPEG, hình ảnh dạng vector hoặc ảnh chụp màn hình hãy để định dạng PNG.
Hãy sử dụng plugin hoặc công cụ bên ngoài, ví dụ như I love IMG để resize ảnh về kích thước chuẩn cho website, mình thường resize về chiều rộng tối đa 1200px, nếu bạn là người rành về kỹ thuật web hãy tạo thêm ảnh WebP, còn không hãy bỏ qua bước này, tóm tắt lại ở phần tối ưu hình ảnh bạn cần làm 2 công việc như sau:
- Nén ảnh để giảm dung lượng
- Upload ảnh ở định dạng PNG hoặc JPEG và resize ảnh về kích thước phù hợp
Tối ưu database bằng WP-Optimize
Database là nơi lưu trữ tất cả dữ liệu của một website WordPress bằng hệ thống mã nguồn mở MySQL, nó lưu trữ tất cả thông tin của một website WordPress bao gồm: trang, bài viết, người dùng, bình luận, mật khẩu, đơn hàng, dữ liệu trên plugins và themes… Qua thời gian sử dụng các dữ liệu này ngày càng nhiều lên và đồng thời cũng chứa các dữ liệu rác.
Các dữ liệu rác là những bình luận spam, đơn hàng spam, bài đăng trong thùng rác, các bản lưu tự động… bạn cần xóa chúng đi để database nhẹ hơn, tốc độ load website sẽ được cải thiện. Có nhiều cách để tối ưu database nhưng bạn nên sử dụng WP-Optimze vì khả năng tối ưu database hoàn toàn tự động.
Một vài thủ thuật tăng tốc WordPress khác
WordPress cho phép cài đặt không giới hạn plugins, tùy chỉnh themes thoải mái, điều này sẽ khiến một trang web WordPress thường có rất nhiều file css và js thừa. Ví dụ khi bạn cài đặt Elementor thì plugin sẽ tạo các file css, js ở tất cả mọi trang, kể cả trang đó có dùng Elementor hay không, việc bạn cần làm là chặn những file js và css không cần thiết, hãy dùng plugin Asset Cleanup.
CDN sẽ rất hữu ích nếu website có lưu lượng truy cập từ nhiều quốc gia, CDN đảm bảo mọi người dùng đều có tốc độ load đồng nhất, một vài công dụng khác của CDN như nén ảnh, nén js, nén css, phòng chống DDOS… bạn nên dùng CloudFlare để thiết lập CDN nhé.
99% website WordPress đều sử dụng Google Fonts, các fonts sẽ được tải như một dạng javascript bên thứ 3, để tối ưu tốc độ load bạn nên lưu Google Fonts về host, dùng plugin Local Google Fonts hoặc làm theo cách thủ công đều được. Chúc bạn speedup website thành công nhé, mình sẽ cố gắng cập nhật thêm video hoặc bài hướng dẫn sớm nhất.
Cám ơn bạn đã chia sẻ rất nhiệt tình