Swift Performance là plugin tối ưu tốc độ website có hiệu suất tốt nhất hiện nay, plugin hoạt động trên mọi web server, với tính năng all in one, giờ đây để tăng tốc WordPress bạn chỉ cần dùng duy nhất một plugin. Mức giá của Swift Performance khá hợp lý chỉ 49$/năm đã vậy còn được nén ảnh miễn phí.
Tại sao bạn nên dùng Swift Performance
Swfit Performance là plugin tối ưu hóa tốc độ all in one, nhà sản xuất tích hợp gần như tất cả tính năng chỉ trong một plugin, bạn có thể tạo cache, nén css js, tối ưu hình ảnh, tối ưu database, giới hạn load các file css, js. Thông thường để làm các công việc này cần phải cài ít nhất 3 plugins, việc tích hợp all in one như vậy sẽ giúp tiết kiệm chi phí đáng kể.
Swift Performnace hoạt động tốt trên các web server như: Apache, Nginx, LiteSpeed. Hiện nay Apache là web server phổ biến nhất, tiếp theo là LiteSpeed, gần như 99% các nhà cung cấp hosting giá rẻ đều dùng LiteSpeed nên bạn có thể yên tâm dùng Swift Performance mà không lo bị lỗi.
Swift Performance, LiteSpeed Cache và WP Rocket là 3 plugin tối ưu hóa tốc độ tốt nhất cho website, trong đó Swift Performance và LiteSpeed Cache yêu cầu khá nhiều về kỹ thuật, để tối ưu tốt bạn cần hiểu cơ bản về cách thức hoạt động của web. Nếu là một người mới, cần sự đơn giản thì mình luôn đề xuất bạn sử dụng WP Rocket.
- Tính năng all in one
- Nén ảnh miễn phí
- Tốc độ cải thiện đến 80%
- Mức giá chỉ 49$/năm
- Cấu hình khá phức tạp
- Tạo cache rất lâu và nặng
Hướng dẫn cấu hình Swift Performance
Swift Performance là một plugin với hàng trăm tính năng, cấu hình của nó khá là phức tạp cho nên mình chỉ hướng dẫn qua những phần chính thôi nhé, hãy mua Swift Performance tại website của hãng để nhận đầy đủ update và api key để nén ảnh, truy cập đường link bên dưới để có ưu đãi tốt nhất.
Swift Performance
Plugin tăng tốc WordPress all in one mà bạn nên dùng
Bạn chọn manual configuration.
Ở giao diện dashboard sẽ có các thông tin như: số lượng page cache, cache size, các url và thời gian cache…
General
Tiếp tục chọn advanced view.
Bạn bật tùy chọn user computer api để nén ảnh và tăng tốc độ tạo cache, các cấu hình còn lại bạn để mặc định.
Ở phần heartbeat bạn set thời gian 120 giây.
Ngăn cron job khi cpu đạt 90%, bạn nên đặt từ 70% – 90%.
Phần Google Analytics và white label bạn cứ để như mặc định.
Media
Bật tính năng smart lazyload để hình ảnh được tải sau khi tải trang, chỉ khi nào trang được tải xong và người dùng cuộn chuột đến thì hình ảnh mới được tải.
Bật tính năng optimize images on upload để plugin nén hình ảnh ngay sau khi upload, chọn nén moderate để giữ lại chất lượng hình ảnh ở mức trung bình, chọn resize hình ảnh và điền kích thước chiều ngang tối thiểu, bật keep original images để backup các hình ảnh gốc. Nén ảnh với Swift Performance là giải pháp giúp tiết kiệm 5$ háng tháng.
Chọn không tạo ảnh WebP.
Bật lazy cho hình ảnh.
Bật Gravatar cache, chọn thời hạn cache 30 ngày.
Optimization
Thiết lập optimization như hình dưới, chọn disable emojis nếu bạn không sử dụng, đây là bộ emojis mặc định trên WordPress.
Chọn prefetch dns.
Ở phần scripts hãy chọn merge scripts (gộp các file javascript), async execute để tải không đồng bộ và exclude 3rd party scripts để loại trừ các file javacript của bên thứ 3.
Tiếp tục chọn nén các file javascript.
Styles là phần quan trọng và khá phức tạp vì liên quan đến công việc tạo critical css, critical css là một kỹ thuật trích xuất css giúp hiển thị nội dung nhanh nhất trên màn hình của người dùng, critical css giải quyết vấn đề về tài nguyên chặn hiển thị.
Chọn cài đặt như hình bên dưới để tạo critical css, phương thức tạo hãy chọn viewport based, viewport based là hình thức tạo critical css dựa trên khung nội dung hiển thị trên màn hình, kích thước màn hình khác nhau sẽ có nội dung khác nhau.
Tắt hết các tùy chọn còn lại ở phần styles để tránh lỗi, chọn preload fonts và hiển thị font chữ kiểu swap.
Việc tối ưu html gần như không hề cải thiện tốc độ mà còn có thể gây ra lỗi, bạn nên tắt tất cả tùy chọn.
Caching
Cache là phần rất quan trọng trong việc tối ưu hóa tốc độ website, bạn cần cấu hình chuẩn ở mục general và warmup các phần còn lại cứ để như mặc định. Bạn chọn enable caching, chế độ disk cache with PHP, cache expriry mode có 2 tùy chọn:
- Time based mode: tự động xóa cache sau một khoảng thời gian nhất định
- Action based mode: xóa cache ngay khi cập nhật bài viết, cài đặt theme, cập nhật sản phẩm… Swift Performance sẽ tự động xóa cache ở trang cửa hàng, danh mục, trang chủ…
Bật cache cho trình duyệt và gzip, bật luôn tùy chọn mobile device cache nếu website sử dụng AMP.
Chúng ta đến với tùy chỉnh warmup, đây là tính năng giúp tạo trước cache cho trang web, khi người dùng đầu tiên truy cập trang web thì trang đó sẽ được tạo cache, lúc người dùng truy cập mà trang đó chưa tạo cache thì sẽ rất chậm. Việc tạo trước cache giúp mọi người dùng đều có tốc độ nhanh nhất, điều này rất quan trọng với website bán hàng.
Chọn rebuild cache automatically (tự động tạo cache trước), tốc độ trung bình, tự động phát hiện trang mới, warmup table source (nguồn dữ liệu) hãy chọn theo sitemap.
Chọn tự động thêm và xóa url trong bảng warmup, bật enable remote prebuild cache nhằm sử dụng api giúp tăng tốc độ prebuild cache.
CDN
Bật tùy chọn CDN và để các tùy chọn còn lại như mặc định, chúng ta chỉ quan tâm đến phần cấu hình CloudFlare mà thôi, bạn cần điền chính xác thông tin api key của CloudFlare, thiết lập CloudFlare giúp xóa cache ngay trên trang admin WordPress.
Điền lần lượt email và api key CloudFlare, tham khảo thêm hướng dẫn sử dụng CloudFlare.
Tối ưu database bằng Swift Performance
Database giống như một tập giấy nháp vậy trong đó có những thông tin hữu ích hoặc cả những thông tin rác, bạn có dọn hết những thông tin rác để database load nhanh hơn, từ đó tốc độ web sẽ được cải thiện, các nội dung cần được dọn dẹp có thể là: bình luận spam, các bản lưu tự động, đơn hàng đã hủy, bài viết trong thùng rác, usermeta không còn sử dụng.
Vào tab database optimizer và chọn optimize tables để plugin tự động tối ưu, chọn clear all để xóa những thông tin không cần thiết, nhớ backup database trước khi thực hiện nhé.
Chặn các file css js bằng plugin organizer
Plugin organizer là một tính năng khá hay của Swift Performance, tính năng này có cách thức hoạt động tương tự như Asset CleanUp hoặc Perfmatters, nó hoạt động đơn giản như sau, khi bạn cài đặt Elementor, plugin sẽ tạo các file css, js trên gần như tất cả mọi trang kể cả trang thanh toán hay sản phẩm, rõ ràng những file css, js này là thừa và nó làm chậm website đi rất nhiều.
Để khắc phục bạn cần giới hạn phạm vi hoạt động của nó, ví dụ mình sẽ giới hạn Elementor chỉ cho plugin này load tại page mà thôi và disable toàn bộ tại các trang sản phẩm hay giỏ hàng…
Như vậy mình đã hướng dẫn bạn cấu hình Swift Performance rất chi tiết từ A – Z, nếu hosting của bạn không quá khỏe có thể sẽ bị sập ngay sau khi cấu hình, hãy bình tĩnh vào tắt tính năng prebuild cache, để lại bình luận nếu bạn gặp lỗi, mình sẽ cố gắng phản hồi nhanh nhất.