NitroPack – Hướng Dẫn Cài Đặt Và Cấu Hình Chi Tiết

NitroPack là plugin tăng tốc website WordPress toàn diện và đơn giản nhất, plugin thích hợp cho những blog cá nhân hoặc website nhỏ có lưu lượng truy cập dưới 5,000/tháng. NitroPack tương thích với hầu hết các themes và plugin phổ biến hiện nay ví dụ như: Astra, OceanWP, Neve, Elementor, WooCommerce, WPML

Hướng dẫn cài đặt NitroPack

NitroPack là plugin tăng tốc website WordPress có hiệu suất rất tốt, là fan của Google PageSpeed Insights bạn nên thử qua plugin này, đạt 90 điểm dễ dàng chỉ sau 5 phút tối ưu. Bậc miễn phí cho phép tối đa 5,000 traffic/tháng, bậc trả phí thấp nhất khoảng 17$/tháng cho website có traffic dưới 50,000/tháng.

điểm số sau khi tối ưu nitropack
thương hiệu nitropack
NitroPack

Plugin tăng tốc WordPress siêu hạng

Bạn tải file zip plugin NitroPack sau đó chọn cài đặt và kích hoạt, mặc định sau khi cài đặt sẽ là bậc miễn phí.

hướng dẫn cài đặt plugin nitropack

Truy cập trang web NitroPack để đăng ký tài khoản, chọn continue with Google để đăng nhập.

chọn đăng nhập google nitropack

Vào mục cài đặt NitroPack trên WordPress và chọn connect.

kết nối tài khoản với nitropack

Chọn gói free, kéo xuống dưới cùng và nhấn add.

chọn bậc miễn phí trên nitropack

Nếu có dashboard như hình bên dưới nghĩa là đã kết nối thành công.

kết nối thành công nitropack

Hướng dẫn cấu hình NitroPack cơ bản

Dashboard

Truy cập phần dashboard của NitroPack để cấu hình chi tiết, ở trang này sẽ có các thống kê cơ bản như pageview (lưu lượng truy cập), cache size, dung lượng CDN đã dùng…

trang giao diện chính của nitropack

Cache insights

Chú ý ở tab cache insights có tính năng cache warmup giúp tạo trước cache cho trang web, khá tiếc tính năng này chỉ có trên bậc trả phí, bạn cần điền sitemap để NitroPack tải danh sách url và tạo trước cache.

Khi bạn truy cập một trang web bất kỳ mà trang đó chưa được tạo cache thì tốc độ load sẽ rất chậm, vì plugin phải tối ưu hóa các file JS CSS và tạo cache, từ người truy cập thứ 2 tốc độ sẽ rất nhanh vì trang web đã được xử lý cache trước đó.

Tính năng cache warmup giúp tạo cache từ trước dựa vào sitemap, điều này đảm bảo mọi người dùng truy cập đều có tốc độ nhanh như nhau.

tính năng cache warnup trên nitropack

Cache settings

Tiếp theo đến phần cache setting > general, sẽ có 4 chế độ tối ưu lần lượt là: standard, medium, strong, ludicrous. Mình thường chọn chế độ strong vì mức này giúp tối ưu tốc độ rất tốt mà không làm ảnh hưởng đến giao diện website, từ trái sang phải sẽ là mức độ tối ưu từ thấp đến cao. Giảm xuống mode standard hoặc medium nếu thấy website bị vỡ giao diện.

chọn mode trên plugin nitropack

Phần media bạn để tất cả như mặc định, chọn lazy load images và lazy load iframes, hiểu đơn giản thì nó có nghĩa là tải lười, hình ảnh hoặc mã iframe chỉ tải khi người dùng cuộn chuột đến, điều này giúp rút ngắn tối đa tốc độ tải trang ban đầu, xem demo lazyload.

tính năng lazyload images và lazyload iframe nitropack

Mình đề xuất nên chọn mức nén hình ảnh 80%, nén càng cao thì dung lượng càng giảm và chất lượng hình ảnh cũng giảm, tùy vào nhu cầu bạn hãy chọn mức nén phù hợp. Phần video facades giúp trì hoãn tải các video Youtube hoặc Vimeo, nên bật tùy chọn này.

tính năng nén hình ảnh trên nitropack

Ở phần Javascript bạn chọn remove render-blocking resources (loại bỏ các tài nguyên chặn hiển thị), phần delayed scripts sẽ giúp trì hoãn tải các mã JavaScripts của bên thứ ba, ví dụ như: Facebook chat, Tawk to chat, Google Analytics, Facebook pixel… bạn cần thêm tên miền hoặc đoạn mã JS cần trì hoãn, file JavaScript sẽ có đuôi .js, ví dụ như bạn muốn delay Google Analytics thì cần thêm đoạn mã:
https://www.google-analytics.com/analytics.js

Cuối cùng là tính năng combine JavaScript giúp gộp các file JavaScript, thường tính năng này sẽ gây lỗi hiển thị, nên tắt tính năng này.

các tính năng js trên plugin nitropack

Phần html cài đặt giống y hệt hình bên dưới.

cài đặt html trên plugin nitropack

Tiếp theo chọn generate critical CSS để tạo các file CSS quan trọng từ đó làm giảm FID (tốc độ phản hồi của người dùng với website) và loại bỏ các tải nguyên chặn hiển thị. Chọn remove unused CSS để loại bỏ các CSS không dùng.

cấu hình css trên plugin nitropack

Cấu hình font chọn display swap, các cài đặt còn lại chọn như mặc định.

cấu hình font trên plugin nitropack

Phần cuối cùng và quan trọng nhất đó là cache, chọn thời gian hết hạn là 365 ngày, thời gian dùng cache cũ là 1 giờ.

cấu hình cache cơ bản trên nitropack

Cuối cùng bạn chọn minify resources, chọn luôn optimize ads nếu website có chèn ads của bên thứ 3 ví dụ như: Google Adsense, AdChoices… bật cache AJAX URLs nếu dùng Woocommerce.

tối ưu cache nâng cao cho nitropack

Analytics

Ở tab analytics sẽ hiển thị các thống kê như băng thông, lưu lượng truy cập, các page đã cache…

thống kê trên plugin nitropack

Bật purge affected cache when content is updated or published để tự động xóa cache mỗi khi cập nhật nội dung mới hoặc có thể chọn purge entire cache để xóa thủ công toàn bộ cache.

thiết lập xóa cache trên nitropack

Như vậy mình đã hướng dẫn các bạn tăng tốc website WordPress từ A – Z với NitroPack, nếu gặp khó khăn gì hãy để lại bình luận mình sẽ cố gắng phản hồi ngay lập tức.

chọn mode tối ưu trên wordpress nitropack
Văn Khải Cris

Văn Khải Cris

Chào bạn mình là Văn Khải Cris một chàng trai 9x đến từ vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió, mình đã có hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực WordPress , Google Ads và MMO. Mọi kiến thức mình chia sẻ đều hướng đến sự đơn giản và hữu ích dành cho người mới, rất vui khi được kết nối cùng bạn.

guest

0 Bình luận
Đánh giá
Xem toàn bộ bình luận
0
Để lại bình luận hoặc câu hỏix