Plesk là gì? tại sao nhiều webmaster lại sử dụng Plesk, đây có phải là control panel đáng sử dụng trong thời điểm hiện tại. Trong bài viết này mình sẽ đánh giá chi tiết Plesk và hướng dẫn sử dụng cơ bản từ A – Z cho người mới, đây là một lựa chọn thay thế nếu bạn không muốn dùng cPanel hoặc DirectAdmin.
Plesk là gì
Plesk là một control panel giúp xây dựng, quản lý và bảo mật các trang web trên nền tảng điện toán đám mây, nó cung cấp giao diện để người bán và người dùng dễ dàng sử dụng hơn.
Plesk là control panel có thị phần đứng thứ 3 sau cPanel và DirectAdmin, đây là control panel dễ sử dụng, giao diện đẹp mắt, có bộ WordPress toolkit với nhiều tính năng hay ho cho website WordPress.
Mức phí thấp nhất mỗi tháng khoảng 14$ cho 1 vps 10 website, so sánh nhanh với cPanel thì hơi đắt, đây là lý do khiến đa số nhà cung cấp hosting đều sử dụng cPanel. Về các tính năng cơ bản thì Plesk cũng không khác gì các control panel khác, bạn có thể upload website, quản lý database, tích hợp các công cụ backup, quét mã độc…
Nếu ở vai trò là chủ doanh nghiệp cung cấp hosting thì bạn nên chọn cPanel, còn nếu là lập trình viên muốn chạy các dự án nhỏ thì DirectAdmin có lẽ là lựa chọn hợp ví tiền hơn. Trường hợp bạn là người dùng thông thường cần mua hosting để chạy website WordPress thì cứ chọn mua hosting cPanel cho tiện, Plesk hơi khó dùng.
Nếu muốn dùng thử Plesk bạn nên cài đặt thông qua marketplace apps nhé, Vultr hay DigitalOcean đều hỗ trợ, được dùng thử miễn phí trong 30 ngày.
Hướng dẫn sử dụng Plesk
Cài đặt Plesk
Như mình đã đề cập ở trên bạn có thể cài đặt Plesk nhanh qua marketplace apps của Vultr hoặc DigitalOcean, nếu chưa có tài khoản Vultr hãy tham khảo link bên dưới nhé, truy cập vào phần mã giảm giá để đăng ký dùng thử.
Cách thứ hai đó là cài đặt thủ công, bạn cần chuẩn bị một vps Debian, Ubuntu, CentOS… dung lượng 20 GB, tối thiếu 1 GB RAM, xem cấu hình cài Plesk tối thiểu. Tiếp theo đăng nhập root SSH, nhập lệnh command bên dưới vào, xem toàn bộ hướng dẫn cài Plesk.
sh <(curl https://autoinstall.plesk.com/one-click-installer || wget -O - https://autoinstall.plesk.com/one-click-installer)
Thêm tên miền
Truy cập vào task domains, chọn add domain và nhập chính xác tên miền vào.
Chọn add blank website trên Plesk.
Cuối cùng điền tên miền và chọn add.
Cài đặt WordPress
Sau khi thêm tên miền vào Plesk, bạn truy cập phần WordPress toolkit.
Chọn install WordPress.
Điền các thông tin như yêu cầu, chú ý lưu lại các thông tin ở mục WordPress administrator, đây là thông tin đăng nhập vào website WordPress sau khi cài, link đăng nhập có dạng: tenmiencuaban/wp-admin/
Quản lý file trên Plesk
Vào phần domains, mục files.
Tại đây sẽ hiển thị đầy đủ các file trên website, click vào dấu + để upload file.
Chọn vào thư mục hoặc file bất kỳ, nhấn remove để xóa.
Chọn click chuột trái để đổi tên file hoặc thư mục.
Click chọn thư mục muốn nén, chọn archive, tiếp tục chọn add to archive, điền tền file cuối cùng chọn ok để nén.
Cuối cùng là phần di chuyển tệp tin, chọn vào tệp tin cần di chuyển, chọn move, chọn chính xác nơi tệp tin cần đến.
Tạo database
Để tạo database bạn vào tab domain, click chọn vào website mà bạn muốn tạo database.
Chọn vào tiện ích databases.
Tiếp tục chọn add database.
Điền lần lượt các thông tin và nhấn ok để tạo.
Tùy chỉnh PHP
Tiếp theo là phần tùy chỉnh PHP, truy cập vào website và chọn vào tiện ích PHP.
Tùy chỉnh các thông số như phiên bản PHP, memory limit, upload max filesize….
ImunifyAV
ImunifyAV là một tiện ích hoàn toàn miễn phí giúp quét mã độc và virus trên website, click chọn vào tiện ích ImunifyAV.
Thông tin scan ImunifyAV trên Plesk, nếu hiện thông tin như bên dưới nghĩa là website của bạn sạch 100%, không có mã độc nhé.
Như vậy là mình đã hoàn thành hướng dẫn dùng Plesk cơ bản dành cho người mới, nếu gặp khó khăn gì hãy để lại bình luận mình sẽ cố gắng giải đáp nhanh nhất có thể.