Subdomain là gì và tại sao bạn nên tạo website bằng subdomain, sự ảnh hưởng của subdomain trong SEO như thế nào. Để tạo được subdomain yêu cầu bạn phải mua tên miền chính, mọi nhà cung cấp đều cho phép tạo không giới hạn subdomain, có thể đặt website của subdomain trên nhiều hosting khác nhau.
Subdomain là gì
Subdomain là một dạng tên miền phụ với tiền tố bổ sung với ở đầu tên miền chính, subdomain cho phép phân tách và sắp xếp nội dung theo tính năng cụ thể, ví dụ tên miền chính của bạn là google.com vậy subdomain sẽ là: shop.google.com.
Bạn có thể tạo không giới hạn subdomain và tùy chỉnh subdomain tùy theo sở thích, khi mua tên miền chính bạn có quyền tạo thêm các subdomain mà không phải trả thêm bất cứ khoảng chi phí nào. Hãy tận dùng subdomain nếu bạn cần triển khai các website phụ ví dụ như trang id khách hàng, shop, blog, website đa ngôn ngữ…
Về SEO thì subdomain hoạt động hoàn toàn độc lập và không liên quan gì đến tên miền chính, nếu subdomain bị phạt thì tên miền chính cũng không ảnh hưởng gì và ngược lại, trường hợp bạn muốn tạo trang blog để kéo traffic thì nên cài đặt theo dạng subdirectory như vậy sẽ tốt cho SEO hơn.
Hướng dẫn tạo subdomain
Hầu hết các nhà cung cấp hosting đều hỗ trợ tạo không giới hạn subdomain trên cùng một hosting, phần này mình sẽ hướng dẫn bạn tạo subdomain ngay trên hosting Cpanel nhé. Đầu tiên bạn truy cập tiện ích Domains và điền chính xác subdomain, lưu ý bạn phải thêm tên miền chính vào hosting trước khi thêm subdomain.
Subdomain sau khi tạo thành công.
Tiếp theo để cài đặt website lên subdomain bạn chọn tiện ích WordPress Manager by Softaculous.
Tiếp tục chọn Install.
Thiết lập các cài đặt cho subdomain, kéo xuống dưới chọn Install.
Cài đặt website cho subdomain hoàn tất.
Truy cập trang wp-admin để đăng nhập, các thông tin đăng nhập như trên phần thiết lập ở Admin account. Lưu ý để website trên subdomain hoạt động bạn cần trỏ subdomain về hosting, tham khảo đường link bên dưới mình đã hướng dẫn rất chi tiết.
Nên tạo subdomain hay subdirectory
Subdirectory là một phương pháp tạo website phụ mà trang đó được chứa ngay trong thư mục chính của website, các dạng website được cài đặt theo subdirectory sẽ có dạng: google.com/tin-tuc/ hoặc google.com/blog/…một ví dụ trực quan đó chính là website tin tức của Thế giới di động nó được cài đặt theo dạng subdirectory, https://www.thegioididong.com/tin-tuc/.
Subdomain hoạt động hoàn toàn độc lập với tên miền chính, Google sẽ hiểu subdomain và tên miền chính là 2 website riêng biệt nhau, khi bạn trỏ một liên kết từ subdomain về tên miền chính Google sẽ ghi nhận đó là 1 backlink. Subdomain sẽ không bị ảnh hưởng bất kỳ yếu tố nào từ tên miền chính bao gồm: entity, DA, PA… bạn sẽ xây dựng subdomain như một webiste mới hoàn toàn, bạn sẽ mất khá nhiều công sức nếu muốn SEO top cho subdomain.
Ngược lại thì subdirectory là một kiểu cài đặt khá đặc biệt nó hoạt động và gắn kết 100% với tên miền chính hiện có, Google sẽ hiểu đơn giản subdirectory là một internal link bình thường. Việc cài đặt subdirectory sẽ giúp bạn kiểm soát traffic, link juice từ đó tăng sức mạnh của trang và sức mạnh tổng thể của tên miền lên đáng kể.
Việc tạo webiste phụ theo subdirectory là một cách làm rất tối ưu cho SEO, điển hình nó được áp dụng cho các webiste như: thegioididong.com, dienmayxanh.com, cellphones.com.vn.
Tóm tắt lại bạn hãy tạo subdomain cho những kiểu webiste không có nhiều giá trị nội dung như: shop, id, sự kiện, quản lý khách hàng… hãy tạo dạng subdirectory cho các trang có nhiều nội dung như: tin tức, blog, video…phần subdomain và subdirectory này thực sự hơi khó hiểu với những bạn mới, vì vậy nếu có gì khó khăn đừng quên để lại bình luận nhé.