Hosting là thành phần không thể thiếu cho mọi website WordPress, hosting là gì, có những loại hosting nào, cơ chế hoạt động của nó như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu nhé. Về cơ bản hosting chỉ có 1 loại với những cấu hình khác nhau mà thôi nhưng những nhà sản xuất đã cố tạo ra nhiều hosting với tên gọi khác nhau nhằm mục đích marketing.
Hosting là gì? Giải thích dễ hiểu nhất
Hosting là dịch vụ máy chủ cho phép lưu trữ các thông tin và tệp của một trang web, các tệp ở đây bao gồm hình ảnh, video, các đoạn mã code html css… Hosting là một dạng máy chủ chia sẻ nhằm mục đích tiết kiệm chi phí cho người sử dụng, ở đây bạn có thể tạm hiểu rằng hosting là một máy tính dùng chung nhưng được ảo hóa và phân chia tài nguyên bởi phần mềm.
Hosting tương tự như một chiếc máy tính cá nhân của bạn vậy nó có đầy đủ mọi thành phần bao gồm CPU, RAM, ổ cứng được thiết kế để hoạt động 24/7 nhằm mục đích kết nối trang web mà bạn truy cập đến với trình duyệt. Đa số các hosting hiện nay đều sử dụng công nghệ ảo hóa CloudLinux.
Nếu bạn muốn làm một website trên nền tảng WordPress.org thì bạn hosting là thành phần không thể thiếu, để có hosting bạn cần mua tại các nhà cung cấp, họ đã phân bố tài nguyên, bảo mật và cài đặt các công cụ sẵn bạn chỉ việc mua về và sử dụng, việc chọn nhà cung cấp hosting nào, chọn hosting như thế nào mình sẽ phân tích rõ ở phần sau.
Các loại hosting phổ biến và cách hoạt động
Cơ bản thì mọi hosting đều giống nhau, nhà sản xuất chỉ thay đổi cấu hình và tên gọi để phù hợp với nhu cầu sử dụng, phù hợp với chiến lược marketing của họ. Như đã giải thích ở trên hosting hoạt động tương tự như một chiếc máy tính cá nhân, yêu cầu của hosting có phần khắc khe hơn khi nó phải đảm bảo hoạt động 24/7/365 và xử lý rất nhiều tác vụ.
Khi mua hosting hãy chú ý đến địa điểm đặt máy chủ bởi vì đường truyền càng ngắn thì tốc độ càng cao, ví dụ trang web tiki.vn có server tại Việt Nam, khi người dùng Việt Nam truy cập thì tốc độ sẽ nhanh hơn người dùng ở Mỹ. Website của bạn có đa số người dùng Việt Nam thì hãy ưu tiên mua hosting ở Việt Nam, Hong Kong hoặc Singapore để có tốc độ đường truyền nhanh nhất.
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều nhà cung cấp cho phép bạn đăng ký hosting hoàn toàn miễn phí tuy nhiên hosting sẽ bị giới hạn rất nhiều tính năng, dù bạn sử dụng cho mục đích gì thì mình cũng khuyên bạn nên mua hosting trả phí bởi vì giá thành của hosting trả phí cũng không cao, chỉ khoảng 200,000đ là bạn đã có hosting cơ bản thời hạn 6 tháng rồi.
Lại một câu hỏi mà khá nhiều bạn mới dành cho mình đó là hosting có ảnh hưởng đến SEO không, câu trả lời là không nhé. Bạn có thể mua hosting ở bất kỳ nhà cung cấp nào, đặt hosting ở bất kỳ quốc gia nào, thậm chí cài đặt nhiều website trên một hosting hoặc dùng chung địa chỉ ip cho nhiều website, Google hoàn toàn không quan tâm, hosting chỉ ảnh hưởng giáng tiếp đến SEO mà thôi.
Ví dụ hosting của bạn không tối ưu tốc độ tốt, không bảo mật tốt như vậy sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng trên trang từ đó ảnh hưởng đến thứ hạng SEO.
Như đã giải thích ở trên về cơ bản thì mọi hosting đều giống nhau cả, chỉ khác ở một vài thông số và cấu hình mà thôi, các loại hosting mà bạn hay gặp bao gồm: Share Web Hosting, WordPress Hosting, Dedicated Hosting, SEO Hosting…
Share Web Hosting
Share Web Hosting là một loại hosting dưới dạng chia sẻ cho nhiều website khác nhau trên một máy chủ, ưu điểm của nó là rẻ và dễ thiết lập, có sẵn tất cả các công nghệ cần thiết, Share Web Hosting thường khá yếu và có tài nguyên hạn hẹp rất thích hợp cho những trang web vừa và nhỏ.
Dedicated Hosting
Dedicated Hosting là một dạng máy chủ cho thuê, thường có mức giá rất đắt nếu so với Shared Web Hosting, Dedicated Hosting có tài nguyên mạnh mẽ và hoàn toàn riêng biệt không chia sẻ với những website khác, vậy tóm tắt lại thì nó là một dạng hosting mạnh mẽ hơn và sử dụng riêng biệt hơn.
Cloud Hosting
Cloud Hosting là một loại hosting mới vừa ra mắt thị trường trong những năm gần đây, loại hosting này hoạt động dựa trên nhiều máy chủ web được kết nối với nhau, có khả năng quản lý tài nguyên, bảo mật và nâng cấp linh hoạt. Đây là phương pháp hiệu quả cho phép chạy một trang web với lượng tài nguyên lớn nhưng mức chi phí có thể cao hơn nhiều.
VPS Hosting
VPS (Virtual private servers) hay còn gọi là máy chủ riêng ảo, với giải pháp này bạn sẽ được cung cấp một máy chủ ảo hoàn toàn riêng biệt nhưng chưa được thiết lập hay quản trị gì, ưu điểm của vps đó là giá khá rẻ tuy nhiên bạn cần kiến thức và thời gian để setup.
WordPress Hosting
Bạn có thể đã nghe đến khái niệm WordPress hosting rồi đúng không, thực chất WordPress hosting cũng chỉ là Cloud Hosting hoặc Shared Hosting thôi, đây là dạng hosting được tạo ra để thuận tiện cho việc bán hàng mà thôi, WordPress có thể được nhà cung cấp tặng thêm các plugins themes hoặc WordPress Toolkit, còn lại thì không có gì khác biệt.
Reseller Hosting
Reseller Hosting là một dạng hosting cho phép chủ sở hữu cho thể phân bố ổ cứng và tài nguyên để bán lại. Những đối tượng mua Reseller Hosting thông thường sẽ là nhưng công ty cung cấp dịch vụ thiết kế web hoặc cá nhân muốn kinh doanh hosting nhưng chưa đủ điều kiện để xây dựng cơ sở hạ tầng.
SEO Hosting
SEO Hosting là một gói hosting đặc thù cho phép bạn tùy chỉnh nhiều địa chỉ IP trên một gói dịch vụ, bạn có thể cài đặt mỗi địa chỉ IP riêng cho mỗi website, SEO Hosting rất thích hợp cho những SEOer chuyên xây dựng website vệ tinh, còn đối với những bạn mới tập làm website thì bạn không cần quan tâm đến gói này.
Nên mua hosting tại nhà cung cấp nào
Bạn là người mới tìm hiểu cách làm website thì việc chọn hosting sẽ vô cùng khó khăn tuy nhiên bạn cũng không cần phải quá lo lắng ở phần này mình sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn, 3 loại hosting mà bạn nên mua để xây dựng website WordPress bao gồm: Cloud Hosting, Shared Web Hosting và WordPress Hosting.
Vậy nên mua hosting ở đâu, trong trường hợp này bạn có thể chọn nhà cung cấp trong nước hoặc nước ngoài tùy thích, nhà cung cấp trong nước với ưu điểm có hỗ trợ Tiếng Việt, có nhiều quà tặng liên quan đến WordPress, có khuyến mãi sâu vào các dịp lễ lớn trong năm.
Các nhà cung cấp quốc tế lại có ưu điểm đó là mức giá rất tốt ngay cả ngày thường, bạn có thể được giảm đến 75% khi mua lần đầu tại StableHost, khi sử dụng hosting nước ngoài bạn phải chat với hỗ trợ bằng Tiếng Anh, đa số các nhà cung cấp nước ngoài đều có data center tại Singapore nên tốc độ tải về Việt Nam cũng rất nhanh, lúc có sự cố về cáp quang thì tốc độ cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.
Điểm qua các nhà cung cấp hosting chất lượng:
- Việt Nam: AZDIGI, Vietnix, iNET, TinoHost…
- Nước ngoài: StableHost, HawkHost, Hostinger, Hostgator…
Dựa trên kinh nghiệm sử dụng lâu năm mình khuyên bạn nên chọn hosting Việt Nam bởi vì hỗ trợ là người Việt, có nhiều plugins themes WordPress tặng kèm, mức giá đắt hơn nước ngoài xíu những không đáng kể, 3 cái tên bao gồm: AZDIGI, Vietnix, TinoHost rất xứng đáng để bạn chọn mặt gửi vàng, mình chấm họ thang điểm 9/10. Tham khảo các mã giảm giá bên dưới để tiết kiệm chi phí nhé.
Các thông số cần chú ý khi mua hosting
Khi mua hosting nhà cung cấp đưa cho bạn rất nhiều thông số nhưng bạn chỉ cần quan tâm đến 3 thông số chính thôi đó là số lượng website có thể cài đặt trên hosting, dung lượng ổ cứng và locations (địa điểm của hosting), trường hợp website của bạn có đa số người dùng Việt Nam hãy mua hosting trong nước.
Dung lượng ổ cứng trên hosting sẽ y hệt như dung lượng ổ cứng trên máy tính, dung lượng càng lớn thì chứa được càng nhiều file, với những bạn mới làm website mình khuyên chỉ nên chọn hosting có dung lượng từ 500 MB đến 1 GB và chỉ chọn các nhà cung cấp sử dụng ổ cứng SSD, khi ổ cứng đầy bạn có thể nâng cấp ngay mà không ảnh hưởng gì đến website.
Thông thường nhà sản xuất sẽ giới hạn số lượng website có thể cài đặt trên hosting, tùy vào nhu cầu hãy chọn gói hosting phù hợp nhé, nếu muốn cài không giới hạn website có thể tham khảo HawkHost hoặc StableHost.
Hãy chọn hosting có công nghệ LiteSpeed Web Server và Imunify360 bởi vì nó là 2 công cụ rất hữu ích trong việc ngăn ngừa mã độc và tối ưu tốc độ load trên website, hãy yên tâm khi mua tại AZDIGI, Vietnix hoặc TinoHost vì họ đã có sẵn 2 công cụ này trên mọi hosting.
Giải thích nhanh các thông số:
- CPU: càng nhiều core càng tốt
- RAM: dung lượng càng cao càng tốt
- Ổ cứng: nên chọn SSD từ 500 MB đến 1 GB tùy nhu cầu
- Nên chọn hosting có Cpanel hoặc DirectAdmin
- Nên chọn hosting có LiteSpeed Web Server và Imunify360
- SSL: gần như 100% các nhà cung cấp hosting đều tặng miễn phí
- Băng thông: gần như 100% các nhà cung cấp đều không giới hạn băng thông
- Location: nên chọn hosting trong nước nếu bạn không biết Tiếng Anh
Một vài nhà cung cấp có dung lượng ổ cứng không giới hạn, tuy nhiên lại bị giới hạn số lượng file lưu trên hosting, thông thường họ sẽ giới hạn từ 100,000 – 200,000 tùy nhà cung cấp, với số lượng file như thế này bạn cũng có thể yên tâm cài từ 1 – 5 website rồi.